日本語 English  中文  español  português bahasa indonesia

Thông điệp Ngày Thuyền Nhân 2023

Thánh Bộ Phát Triển Con Người Toàn Diện đã chỉ định Chủ nhật thứ hai của tháng 7 là Ngày của thuyền nhân. Mời gọi các mục tử và giáo dân trên khắp thế giới cầu nguyện cho người đi biển. Cũng vậy, Ủy ban Công Giáo Nhật Bản về người tị nạn và di cư kêu gọi mọi người cầu nguyện cho các thủy thủ và gia đình của họ.

Tiếng nói của những người làm việc ở cảng.
“Tiếng rên siết của con cái Ít-ra-en đã thấu đến Ta, Ta cũng đã thấy cảnh áp bức chúng phải chịu vì người Ai-cập”. (Xh 3:9)

Trong những năm gần đây, thông điệp ngày thuyền nhân đã được chia sẻ tập trung vào tình hình và nhu cầu của những thuyền nhân cập cảng Nhật Bản. Nhật Bản được bao quanh bởi biển, có rất nhiều người tham gia vào công việc của các cảng. Ngành hàng hải là nền tảng cung cấp năng lượng và vận chuyển hàng hóa, đồng thời là nơi làm việc công duy trì nền kinh tế quốc gia.
Trước hết phải nhìn nhận rằng đó là một hoạt động đóng vai trò quan trọng trong việc vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu một cách ổn định. Cảng là điểm tiếp xúc thương mại với thế giới và là cánh cổng duy trì cuộc sống của chúng ta.
Năm nay, tôi đã trò chuyện với các thành viên chính của mục vụ thuyền nhân, thiết nghĩ đây là thời điểm để chúng ta mở rộng tầm nhìn và chia sẻ kinh nghiệm của những người làm việc tại các cảng Nhật Bản. Lắng nghe tiếng nói của họ sẽ giúp chúng ta hiểu và thấy được tầm quan trọng của biển và các cảng là cửa ngõ giao lưu với các quốc gia khác.
Đó là lý do tại sao tôi nghĩ rằng việc trình bày tiếng nói của những người làm việc tại cảng là một đề xuất hay. Qua việc chia sẻ với họ, tôi đã ngạc nhiên về nhiều điều mà cho đến bây giờ bản thân vẫn chưa cảm nhận hết. Chính vì lý do đó tôi muốn chia sẻ một số điều khiến tôi ấn tượng nhất.

Một người nói về việc những người nước ngoài lên tàu với tư cách là công nhân, khi xuống cảng Nhật mua hàng đem đi nước khác bán mà không khai báo hải quan. Suy nghĩ về động cơ để thực hiện các hoạt động bất hợp pháp đó, anh ấy nhận ra rằng một trong những nguyên nhân là sự khó khăn về kinh tế và mức lương ít ỏi của các thủy thủ.
Lấy cảm hứng từ Lời Chúa trong Kinh Thánh về tình yêu phổ quát cho tha nhân, những ác cảm và định kiến đối với một số người nước ngoài dần dần biến mất. Nhờ đức tin, anh đã có thể đón nhận người ngoại quốc với một trái tim nhân hậu hơn, cảm thông cho họ phải làm việc với mức lương thấp và nhiều giờ liền mà không được nghỉ ngơi. Rằng, tất cả chúng ta đều yếu đuối và tội lỗi, đứng trước nhu cầu sinh tồn phải tìm mọi cách để nuôi sống gia đình.

Một người khác làm việc cho một công ty hàng hải, nơi chuẩn bị và xử lý các thủ tục giấy tờ khi tàu nước ngoài cập cảng, kể rằng anh ấy đã liên tục được nhắc nhở rằng có nhiều thứ trong lĩnh vực vận tải biển nằm ngoài tầm với của con người. Các hiện tượng tự nhiên như thời tiết và các bệnh truyền nhiễm không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà còn ảnh hưởng đến cuộc sống và các vấn đề quốc tế. Trong những năm này, do ảnh hưởng của vi-rút corona chủng mới và sự lây lan của nó, đời sống của các thủy thủ đã trở nên vô cùng khắc nghiệt. Những người đi biển vốn đã ở trong một môi trường làm việc nhiều áp lực, đã có lúc bị cả thế giới bỏ rơi để kiểm soát dịch bệnh truyền nhiễm.

Trong một môi trường làm việc cực kỳ khó khăn, nhưng cũng chính trong những trường hợp đó giúp các thủy thủ cảm nhận sức mạnh của đức tin. Rất nhiều tràng hạt treo nơi công tắc và các phòng, thánh giá, một biểu tượng tráng lệ của Đức Trinh Nữ Maria phong cách Chính Thống Giáo treo trên cửa. Bằng cách này, dần dần chúng tôi nhận ra rằng các ảnh tượng tôn giáo trên tàu là biểu hiện của đấng nâng đỡ những người lao động trên biển. Ngay cả trong những điều kiện tồi tệ nhất được ghi lại trong lịch sử, do đại dịch gây ra, đức tin đã nâng đỡ mỗi thủy thủ cách rõ ràng.

Nói về công việc ở bến cảng, hiện nay lao động Nhật Bản không đủ. Thiếu lao động cho các nhà máy đóng tàu và các linh kiện liên quan, đánh cá và chế biến thực phẩm, vì vậy nhu cầu cấp thiết là tiếp nhận người nước ngoài. Điều này cũng rất quan trọng để hồi sinh các thành phố cảng.

Ngay cả trong những điều kiện tồi tệ nhất trong lịch sử được ghi lại, các bạn trẻ Việt Nam, Indonesia và Philippines vẫn làm việc trong các nhà máy chế biến thực phẩm và xưởng đóng tàu ở cảng. Các công ty điều chỉnh cách thức mà người lao động có thể thích nghi với hoàn cảnh làm việc. Vì vậy, họ cung cấp nhà ở tiện nghi và dạy việc đầy đủ để nhân viên trở thành những công nhân lành nghề. Họ hướng dẫn các phương pháp an toàn nội bộ, quy định giao thông và mở hội thảo về thảm họa. Nhưng vấn đề khó khăn nhất đối với thuyền nhân là việc nhớ nhà. Điều này không giống như cảm cúm, không thể chữa bằng thuốc. Đặc biệt là trong thời kỳ đại dịch, do những hạn chế nghiêm ngặt, họ không thể trở về quê hương của mình.
Mặt khác, Giáo Hội đã trở thành nơi gặp gỡ, đối thoại, chia sẻ kinh nghiệm với nhau. Họ rất biết ơn. Sau thánh lễ, có thời gian gặp gỡ huynh đệ, chia sẻ đặc sản các quốc gia đã giúp ích rất nhiều cho việc không đánh mất hy vọng. Trong tương lai, với tư cách là Giáo Hội thì chúng ta mong muốn và phải đồng hành với những anh chị em này.

Biển và các cảng với chúng ta là những nơi chốn. cần thiết cho cuộc sống của chúng ta. Hãy hướng mắt về những người thủy thủ cũng như các công nhân bến tàu. Cầu nguyện cho họ. Xin đấng bảo trợ các thuyền nhân, Mẹ Maria Sao Biển, bảo vệ tất cả các thủy thủ và công nhân ở cảng.

Ngày 9 tháng 7 năm 2023
Ủy ban Công Giáo Nhật Bản mục vụ cho người di cư và tị nạn
Chủ tịch: Yamanouchi Michiaki